Vợ chồng bác sĩ về quê xây nhà gỗ homestay tận hưởng cuộc sống bình dị
Baan Hom Din House – nhà gỗ homestay là tổ ấm của 2 bác sĩ, một người ở Chiangmai, người còn lại ở Petchabun. Họ quyết định lập nghiệp, lập gia đình và tìm kiếm một khu đất có tầm nhìn ra núi. Cuối cùng, họ đã chọn 1 mảnh đất rộng 3.370m2. Khu đất này trước đó là đất nông nghiệp trồng lúa, nằm trong thung lũng giữa các dãy núi Petchabun.
Khung cảnh tự nhiên và đặc điểm kiến trúc của ngôi làng liền kề là 2 yếu tố tác động chính đến vẻ ngoài của nhà ở quê
Yêu cầu của chủ nhà đối với Baan Hom Din House là một ngôi nhà ở quê phù hợp với lịch trình làm việc linh hoạt, phong cách đơn giản, có thể mở rộng không gian khi họ có con và phải liên kết chặt chẽ với cảnh quan núi ở phía Bắc. Để giải quyết bài toán này, các KTS đã quyết định nâng cao ngôi nhà hơn so với mặt đất để đối phó với tình trạng ngập lụt ở khu vực.
Riêng mong muốn vẻ của ngọn núi liên kết chặt chẽ với ngôi nhà rất khó thực hiện. Đầu tiên, với nhu cầu này thì ngôi nhà ở quê sẽ nâng cao vừa giúp ngăn ngừa ngập lụt, vừa có sự liên hệ với hình ảnh dãy núi. Nhưng việc sử dụng cầu thang có thể là trở ngại khi chúng bị hỏng hóc theo thời gian. Vậy nên, KTS đã điều chỉnh lại kế hoạch ban đầu, các đường dốc sẽ được sử dụng thay thế cầu thang để nối các khu vực khác nhau trong nhà và dẫn đến khu vực quan sát cao nhất.
Ngoài việc nằm trong thung lũng với núi đồi bao quanh thì Baan Hom Din House cũng nằm cạnh một ngôi nhà cổ với những ngôi nhà có kiến trúc địa phương đặc trưng. Vậy nên, công trình sẽ được điều chỉnh để tạo sự hài hòa, giản dị và khiêm tốn nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi, hiện đại cần thiết.
Kết quả sau quá trình xây dựng là một khu phức hợp hình chữ nhật bằng bê tông với 4 khu nhà riêng biệt sở hữu dạng mái đầu hồi, trải rộng đặt so le nhau khá tương đồng với những ngôi nhà bản địa khác
Không gian nhà ở quê đơn giản, mộc mạc với chất liệu chủ đạo là gỗ được lấy từ địa phương
Không gian nhà ở quê khá đơn giản với chất liệu gỗ chủ đạo, hài hòa với bê tông trần. Mỗi một khu nhà được lợp bằng mái sợi thủy tinh giúp lọc và phân tán ánh sáng tự nhiên vào trong nhà. Bên trong là một khoảng sân nhỏ cải thiện lưu thông gió và cũng góp phần đón ánh sáng tự nhiên tốt hơn. Cửa ra vào, cửa sổ và nhiều đồ nội thất khác được làm từ gỗ tại địa phương và do người bản địa chế tác. Bức tường tre quanh nhà cũng được tạo nên từ tre bản địa và các tỉnh lân cận.
Ngoài việc lấy ánh sáng tự nhiên ban ngày, kiểu mái này cũng giúp Baan Hom Din House nổi bật hơn vào ban đêm
Vẻ ngoài của Baan Hom Din House tựa như một khu homestay đầy đủ tiện nghi với lối thiết kế độc đáo, gần gũi với thiên nhiên. Nhưng thực tế, đây là tổ ấm của 2 bác sĩ với trải nghiệm sống thú vị và đáp ứng được tối đa nhu cần tận hưởng vẻ đẹp yên bình của núi rừng, làng quê thôn dã.
Thông tin chi tiết công trình:
Tên công trình: Baan Hom Din House
Đơn vị thiết kế: TA-CHA Design
Diện tích: 415 m2
Địa điểm: Thái Lan
Kiến trúc sư chính: Waranyu Makarabhirom, Sonthad Srisang
Nhà thầu: Chulakarnchange co.ltd
Kỹ sư kết cấu: Montien Keawkon
Nhà cung cấp: Lamptitude, Toto, Ampelite, Jorakay
Năm dự án: 2022
Ảnh: Beersingnoi
Bài viết: Thu Hằng