Cải tạo công trình kiến trúc cổ Bắc Kinh thành khu đa chức năng
Thuyết minh của KTS
Từ thực tế nghề nghiệp của các kiến trúc sư, để tạo ra một không gian nhỏ riêng tư và một khoảng sân ẩn mình trong thành phố, vị trí dự án là yếu tố được xem xét đầu tiên. Sân này nằm giữa hai khu phức hợp đền cổ, một là tháp canh ở góc phía Đông Bắc của Bảo tàng Cung điện, khu còn lại nằm ở phía Bắc là Đền Zhizhu (viên ngọc của trí tuệ). Trước đây, đây là một phần văn hóa của cố đô Bắc Kinh, về sau này, không gian sân đã bước đầu cho thấy sức sống tươi mới sau khi được trùng tu trong vài năm, dưới bàn tay của kiến trúc sư sinh ra ở Bỉ – Wen Shounuo và cộng sự.
Trước đây, những khoảng sân ở Bắc Kinh và các con hẻm nhỏ không chỉ là nơi ở riêng mà còn là nơi hội họp. Từ khi nào người Trung Quốc lại thích sống trong các căn hộ chung cư? Ai tinh ý quan sát sẽ thấy rằng sự tích tụ của văn hóa kiến trúc trong thời đại thức ăn nhanh này chẳng thấm vào đâu so với ký ức không thể xóa nhòa của cuộc sống sân đình. Thậm chí, dạo qua những con phố nào đó ở Ý hay Tây Ban Nha, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Bắc Kinh quen thuộc.
Khách du lịch nhộn nhịp qua lại; trẻ em đi học và tan học; những con phố – ngõ hẻm dày đặc và đa dạng; nhà cửa sân vườn đơn giản và bình thường;… đều rất tương phản với sự giàu có và quyền lực. Mê cung của lịch sử đan xen với hiện tại và nó không ngừng bắt nguồn trong từng thời kỳ, không ngừng bị xóa bỏ, và để lại dấu vết. Vì vậy, có rất nhiều manh mối cần được sắp xếp, trả lời và giải quyết:
1. Cân bằng giữa việc xây dựng các mối quan hệ xóm giềng, quy hoạch và tái thiết đường phố
Các thành phần của tòa nhà ban đầu đã bị hư hại nghiêm trọng, hình thức kết cấu không phù hợp với các tòa nhà cổ nâng dầm ở phía Bắc, không còn cột ở bức tường phía Bắc và bức tường phía Tây, khiến nó không còn phù hợp để sinh sống. Hàng xóm ở hướng Nam có bốn cửa sổ mở thẳng ra sân, tuy nhiên tạo sự riêng tư bằng việc ngăn cách bằng tôn rất tốn diện tích và khiến quan hệ láng giềng tương đối thụ động.
Sân này nằm ở góc đường Shansha North và Donggaofang Hutong, hướng Bắc quay mặt ra đường có thể đón ánh sáng ban ngày, nhưng cần chú ý tránh quy hoạch bãi mìn như “bỏ tường, khoét lỗ”. Phía Đông và Tây có hai tòa nhà cao tầng, ảnh hưởng đến ánh sáng mặt trời chiếu vào sân, đồng thời cần xem xét việc che chắn tầm nhìn. Bản thân sân có hình chữ L, cần hình thành một mẫu sân mới thông qua thiết kế dựa trên bố cục hạn chế của ngôi nhà ở hướng Bắc và hướng Tây, tận dụng không gian, phân tích tài nguyên mặt bằng và những hạn chế, nhằm hình thành một địa điểm mới mang nét nhân văn.
2. Sự tồn tại đồng thời của kiến trúc truyền thống của Trung Quốc và công nghệ hiện đại
Khi tiếp quản việc tu sửa lại sân này, chúng tôi đã có khá nhiều kinh nghiệm về việc xây dựng các tòa nhà cổ. Trong những năm qua, chúng tôi đã quan sát nhiều trường hợp và kinh nghiệm liên quan trong các thiết kế sân vườn, cách tiếp cận thiết kế không gian đương đại, sử dụng vật liệu mới. Câu hỏi chúng tôi đặt ra ở đây là: Làm thế nào để cuộc sống với những khoảng sân trở nên đáng sống hơn? Có thể sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nào để tham khảo? Từ nhiệt độ phòng, độ ẩm, đến nồng độ carbon dioxide, cách duy trì không khí trong lành, các nguồn nước, mạch điện và Internet, thoát nước thải và kiểm soát tiếng ồn… Vì phải kiểm soát tất cả các thông số này, chúng ta phải biến ngôi nhà của mình thành một “cỗ máy”. Có thể nói, nó không còn là lớp vỏ của một tòa nhà cổ, hoặc chỉ là một số hình thức vui chơi được lồng vào kiến trúc đương đại.
Tuy nhiên, làm thế nào để các yếu tố kiến trúc truyền thống có thể cùng tồn tại với thẩm mỹ hiện đại? Trong dự án cải tạo sân trong, các kiến trúc sư suy nghĩ nhiều hơn về việc giải quyết những vấn đề này, từ khái niệm lớn đến các chi tiết nhỏ, để tích hợp cấu trúc Trung Quốc và xây dựng đương đại. Tại đây chúng tôi đã áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng năng lượng thấp, công nghệ Passive House của Đức và được PHI chứng nhận về thiết kế. Đồng thời, chúng tôi đã áp dụng tham chiếu tiêu chuẩn thiết kế của ngôi nhà đang hoạt động (xem bên dưới), và tích cực cung cấp cho sân nhỏ này nhiều mục đích sử dụng không gian trong quá trình thiết kế, để kích hoạt vòng đời lâu hơn của nó.
3. Tính linh hoạt trong việc sử dụng không gian, khả năng thay đổi và suy đoán về thiết kế theo hướng chức năng cố định
Điểm đặc biệt của sân này là chủ nhân không đưa ra nhiệm vụ thiết kế rõ ràng, và xét trên phạm vi rộng thì đó là sự tự đề xuất của kiến trúc sư. Tuy nhiên, các chủ sở hữu hy vọng rằng các hoạt động khác nhau có thể được tổ chức, tận dụng tối đa “sân là nơi giao tiếp”. Kế hoạch thiết kế ban đầu là mở không gian tầng trệt để tạo thành một không gian nơi trong nhà và ngoài sân có thể kết nối; không gian áp mái trên gác lửng được thiết lập như một không gian bán riêng tư với các chức năng đa dạng.
4. Làm thế nào để biến một không gian hẹp và hạn chế thành không gian rộng rãi, phong phú và linh hoạt về mặt trực quan
Sân có diện tích chỉ 168m2, bên trong rộng khoảng 110m2, trên cơ sở này, phương pháp thiết kế là “phóng to, thu nhỏ”, tức là làm cho không gian càng thông thoáng và thoải mái, và mở rộng cảm giác của mọi người về không gian. Cố gắng tránh các yếu tố bất lợi của môi trường và khuếch đại các yếu tố thuận lợi của môi trường. Thiết lập tinh giản tự do mang lại cho không gian trải nghiệm tuyệt vời nhất và không có cửa trong phòng ngoại trừ phòng tắm; Kết nối, hình thành cảm giác không gian trong nhà tinh tế, gợi mở các hoạt động và điều kiện sống của con người trong không gian nhỏ, để không gian có nhiều công năng sử dụng hơn.
5. Sự kêu gọi toàn cầu về tiết kiệm năng lượng thụ động và xây dựng địa điểm hoạt động
Dự án tu sửa này của Shiyuan (Days in YARD) là một thử nghiệm có ý nghĩa về nhiều mặt, nhưng không có cách nào để bao quát hết các chi tiết chỉ trong một vài đoạn văn, mặc dù có nhiều điều đáng ghi lại trong quá trình xây dựng. Một số sáng tạo trong kết hợp vật liệu khá hấp dẫn, có thể áp dụng rộng rãi hơn trong các dự án khác để tu sửa các tòa nhà cổ, vừa tăng cường khả năng giữ nhiệt, kín gió, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, vừa đáp ứng các mối quan tâm cơ bản; tuy nhiên, một số phương pháp tiếp cận chỉ hiệu quả đối với địa điểm và hoàn cảnh xây dựng của Shiyuan. Việc xây dựng địa điểm chủ động và tiết kiệm năng lượng được đề cập ở đây có thể được hiểu, phân tích và thực hiện từ một khái niệm trừu tượng. Nó có giá trị tham khảo nhất định đối với rất nhiều dự án cải tạo tích hợp cái cũ và cái mới ở Trung Quốc.
Khoa học đại chúng – tiêu chuẩn quốc tế về tiết kiệm năng lượng thụ động và xây dựng chủ động
Hiểu về các tiêu chuẩn PH & AH
Viện Nhà thụ động (PHI – Passive House Institute)
Có nguồn gốc từ Đức vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, khái niệm Ngôi nhà thụ động (Công nghệ), dựa trên mức tiêu thụ năng lượng thấp trong xây dựng và hiệu suất của tòa nhà, bắt đầu phát triển và tạo đà phát triển cùng với phổ biến rộng rãi việc sử dụng máy tính, phân tích khoa học và mô phỏng. Mục đích của nó là kiểm soát chặt chẽ việc giữ nhiệt và độ kín gió của tòa nhà để giảm mức tiêu thụ năng lượng.
Theo dữ liệu chính thức của PHI vào năm 2017, có khoảng 5000 dự án được chứng nhận bởi Viện Nhà thụ động (PHI), chủ yếu ở Châu Âu. Shiyuan động thổ dự án của mình vào năm 2019. Năm 2021, sau khi tu sửa, Shiyuan đã được cấp Chứng chỉ thiết kế PHI (Viện Nhà thụ động) của Đức, và trong khi đó, là trường hợp thử nghiệm đầu tiên ở miền Bắc Trung Quốc đã tích hợp phong cách trụ nâng dầm cổ đại với công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngôi nhà thụ động (phương Tây). Ý nghĩa của nó nằm ở chỗ sử dụng một “Phòng 5 nhịp” (với phòng ngủ chính và phòng khách nằm ở phía bắc đón ánh sáng ban ngày), dự án này thiết lập các thông số cho các dự án khác nói chung, bằng cách áp dụng nguyên tắc của phòng tắm nắng thụ động với mức tiêu thụ năng lượng thấp để đạt được hiệu ứng “ấm vào mùa đông và mát mẻ trong mùa hè” đối với nhiệt độ và độ ẩm không đổi. Shiyuan đặt các thông số của mình thành tiêu chuẩn về sử dụng năng lượng ở mức 120kwh / mét vuông mỗi năm, bao gồm cả nguồn cấp nước nóng (thiết kế theo tiêu chuẩn Đức).
Hiện tại, từ tháng 5 đến tháng 11, dựa trên hồ sơ thời gian thực từng tháng, mức tiêu thụ năng lượng trong nửa năm là 3000kwh, trung bình khoảng 500kwh mỗi tháng. Ước tính, dựa trên dữ liệu được thu thập, khoảng 40kwh / năm trên mét vuông, phù hợp với các thông số đặt trước về mức tiêu thụ năng lượng thấp của ngôi nhà thụ động, (tiêu chuẩn quốc gia là 60KWH / năm trên mét vuông). Sử dụng năng lượng tổng thể bao gồm kiểm soát nhiệt độ và kiểm soát độ ẩm, sử dụng năng lượng từ máy lọc không khí mới (Aernova, cho Hệ thống thông gió nhà thụ động). Hiện tại, nhiệt độ phòng không đổi đang dao động trong khoảng 21-23 độ C và độ ẩm phòng không đổi dao động trong khoảng 40% đến 60% . Mặc dù căn phòng phía bắc có lắp đặt thêm hệ thống sưởi dưới sàn được điều chỉnh tích cực, vào mùa đông cũng không cần thiết phải bật nó. Nguyên tắc cốt lõi để tiết kiệm năng lượng là tái chế nhiệt (với tốc độ tái chế lớn hơn 75%) dựa trên việc bảo quản độ ẩm và độ kín khí, mang lại việc sử dụng năng lượng có thể so sánh với 1/5 đến 1/7 việc sử dụng AC (Điều hòa không khí) thông thường. Đây là trường hợp thử nghiệm đầu tiên về việc tích hợp kiến trúc cổ, dữ liệu liên tục được thu thập và phân tích. Trong thời gian diễn ra đợt dịch từ năm 2019 đến năm 2021, tôi cũng xin cảm ơn các chuyên gia tư vấn kỹ thuật nhà thụ động và tất cả các chuyên ngành liên quan đã nỗ lực không ngừng.
Nhà năng động | Nhà hoạt động AH (Active House)
Năm 2002, bắt nguồn từ Đan Mạch và các nước Bắc Âu khác, Liên minh Nhà năng động Quốc tế (Active House Alliance) được thành lập ở Châu Âu, bằng thiết kế (thông minh), nhằm nâng cao hiệu suất và chức năng của từng tòa nhà, quan trọng hóa việc sử dụng không gian và cải thiện cảm giác hạnh phúc. Vào tháng 12 năm 2020, Hiệp hội Kiến trúc Trung Quốc đã ban hành “Tiêu chuẩn đánh giá tòa nhà tích cực” (T/ASC14-2020). AH không chỉ tập trung vào tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và tính bền vững của các tòa nhà, mà còn về sức khỏe và lối sống của người sử dụng trong các tòa nhà. Ưu tiên thụ động, tối ưu hóa chủ động, cân bằng toàn diện các nguồn lực của địa điểm và tạo ra một môi trường nhân văn có ý nghĩa là những yêu cầu cốt lõi. Do xu hướng định hướng của các ý tưởng và giá trị, AH tổ chức các giải thưởng hàng năm. Năm 2021, Shiyuan đã giành được giải thưởng cao nhất – Giải thưởng Xuất sắc về thiết kế, tổ chức lần đầu tiên ở Trung Quốc do Liên minh Nhà hoạt động tài trợ.
Không gian sân của Shiyuan có tổ hợp chức năng khác nhau: 1 sân nhỏ gọn gàng và 1 sân trũng; không gian được bao bọc xung quanh bởi 3 cây xanh (anh đào-táo, tử đinh hương và hồng môn); 10 cổng vòm bằng gạch cũ và mới; 2 phòng vệ sinh (ánh sáng tự nhiên ban ngày được tăng cường nhờ thiết kế cảnh quan cửa sổ); 2 nhà bếp (cả hai đều được chiếu sáng tự nhiên trên nền của thiết kế cửa sổ phối hợp); 4 cầu thang; 3 gác xép; 1 tiền sảnh kết hợp với phòng khách; nhà bếp; phòng trà; phòng vẽ (để vẽ tranh); phòng lưu trữ trong nhà và ngoài trời; sân khấu linh hoạt, có thể cấu hình lại; và phòng thu âm… Về các thông số thiết kế, Shiyuan thiết kế phòng khách theo yêu cầu biểu diễn nhạc thính phòng. Ngoài ra, Shiyuan là một trong những nhà tài trợ, cùng với một số bạn bè trong giới văn hóa ở Bắc Kinh, đã tổ chức nhiều buổi biểu diễn nhạc thính phòng. Bởi vì Bắc Kinh tự hào có nhiều tổ chức âm nhạc nổi tiếng, văn hóa âm nhạc luôn là một trong những cốt lõi của văn hóa Bắc Kinh. Bản thân kiến trúc sư cũng là một nhạc sĩ, nên khi thiết kế sân trong này, ông đã chú ý sâu sắc đến vấn đề âm học và hiệu ứng đồng cảm nghe nhìn.
Chi tiết cho thấy giữa nội thất và ngoại thất Chuan-zi (đinh tán kết cấu bằng gỗ truyền thống của Trung Quốc) một lớp cách nhiệt dày 20cm và các vật liệu màng nhà thụ động khác để kiểm soát độ kín khí.
Nguồn: Kienviet.net